Kiến xuất hiện nhiều ở nhà bếp, biện pháp diệt kiến năm 2015

Một cuộc khảo sát gần đây của các chuyên gia dịch hại, được thực hiện bởi Tổ chức Kiểm Soát Dịch Hại Quốc gia (NPMA), cho thấy nhà bếp (96%) và phòng tắm (89%) là những nơi đặc biệt dễ bị tấn công bởi kiến.

Kiến xuất hiện ở nhà bếp

Không có gì  bất ngờ vì nhà bếp được coi là một nơi lui tới thường xuyên mà kiến yêu thích. Ngoài việc xâm nhập vào những nơi chứa thực phẩm, bồn rửa chén cũng cung cấp nguồn nước mà kiến rất cần để tồn tại. Nếu bạn dễ dãi trong việc lau dọn ngay lập tức các mảnh vụn thức ăn rơi vãi, bạn có thể đang dọn đường mời kiến vào nhà. Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích nhằm tránh tình trạng kiến bò vào trong nhà bếp:

  • • Cất giữ những mặt hàng chủ yếu là đồ ngọt như đường, xi-rô và mật ong chứa trong hộp nhựa cần có nắp khóa, và nên lau sạch chúng để loại bỏ bất kỳ phần dư nào còn dính bên ngoài. Bạn cũng có thể đặt một chiếc lá thơm trong những hộp chứa hàng khô như bột để ngăn không cho kiến vào. Hương thơm cay của thảo mộc sẽ ngăn chặn kiến và những loài côn trùng trong khu vực chế biến thức ăn thông thường khác.
  • • Làm sạch các vết dầu mỡ dính trên bàn và sàn nhà ngay khi chúng xảy ra.
  • • Những bình đựng nước trái cây hoặc nước ngọt nên được rửa sạch trước khi tái sử dụng hoặc vứt đi. Và hãy chắc chắn rằng những thùng rác được thu dọn thường xuyên.
  • • Kiểm tra dĩa trái cây – hoặc bất kỳ loại hoa quả chín nào có thể gây thu hút kiến.
  • • Luôn lưu ý những chỗ đọng nước trong bồn rửa chén và những chỗ rò rỉ xung quanh vòi nước.
  • • Nếu bạn có bất kỳ vật nuôi nào, hãy chắc chắn rằng luôn thu dọn thức ăn thừa và rửa đồ đựng thức ăn của chúng thường xuyên.

Kiến xuất hiện ở nhà tắm

Những khu vực với độ ẩm quá mức sẽ rất dễ thu hút kiến, vì vậy phòng tắm là nơi rất dễ bị kiến tấn công. Chẳng hạn như kiến thợ mộc thường làm tổ trong khu vực ẩm thấp phía sau những viên gạch hoặc bên dưới bồn tắm. Do đó, để ngăn chặn sự xâm nhập của kiến trong phòng tắm, chủ nhà nên:

  • Thỉnh thoảng kiểm tra bồn tắm, dụng cụ chứa nước, nhà vệ sinh xem có bất kỳ rò rỉ nào không.
  • Luôn làm sạch nhà tắm kỹ lưỡng bằng cách chà rửa sàn với chất khử trùng chuyên dụng và lau bên trong bồn chứa bằng nước xà phòng ấm.
  • Kiểm tra để đảm bảo rằng những lọ đựng dầu gội đầu, sữa dưỡng da và xà phòng tắm luôn được đậy kín và không có bất kỳ chất lỏng của sản phẩm nào bị dính hoặc tràn ra bên ngoài.

Kiến xuất hiện ở những khu vực khác

Kiến có thể dễ dàng tìm được đường vào nhà thông qua những vết nứt rất nhỏ, vì vậy những khu vực khác trong nhà cũng là nơi ẩn náu phổ biến của chúng. Khảo sát của Tổ chức Kiểm soát Dịch hại quốc gia (NPMA- Hoa Kỳ) cho thấy kiến cũng được tìm thấy tại những nơi như:

  • Bên trong những bức tường (73%)
  • Phòng ngủ (61%)
  • Phòng khách (60%)
  • Nền móng hay tầng hầm (54%)
  • Điều hòa không khí và các dụng cụ toả nhiệt (37%)

Ngăn kiến bò vào nhà

Để ngăn không cho kiến bò vào nhà, chủ nhà nên tiến hành ngăn chặn côn trùng xung quanh ngôi nhà. Các chuyên gia khuyên cáo  nên trám lại các vết nứt, bịt kín các lỗ hổng trên cửa sổ và màn cửa, thay thế các vật dụng bị bào mòn do thời tiết, sửa chữa những chỗ vữa bị bong tróc xung quanh nền móng tầng hầm và cửa sổ, và thường xuyên cắt tỉa những nhánh cây không cho chúng vươn vào nhà.

Nếu bạn đã từng thấy kiến bò trên kệ bếp hoặc nhận thấy dấu vết của loài kiến đen nhỏ trên sàn phòng tắm, thì có lẽ bạn hiện đang không cô độc. Kiến thường vào nhà trong suốt những tháng ấm áp để tìm kiếm nước và thức ăn, và là dịch hại  phiền toái số 1 ở Mỹ. Do đó, đây chính là thời điểm hoàn hảo để tìm hiểu về những khu vực thường bị kiến xâm nhập trong một ngôi nhà và làm thế nào để ngăn chặn sự xâm nhập không mong muốn đó.

Kiến được coi là một trong những loại côn trùng khó kiểm soát nhất, cùng với rệp, vì mỗi đàn kiến có thể lên tới hàng ngàn con. Nếu bạn phát hiện ra rằng kiến đã xâm nhập vào bên trong nhà bạn, hãy liên hệ với một nhà kiểm soát côn trùng chuyên nghiệp để kiểm tra và xử lý chúng.