Phương pháp nghiên cứu mối theo địa hình năm 2015

 Phương pháp điều tra thu thập mẫu  + Thu mẫu mối trong công trình kiến trúc:

>> Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu loài mối

>> Các biện pháp xử lý mối trên thế giới và ở Việt Nam

+ Thu mẫu mối hại cây trồng: 

1. Phương pháp định loại vật mẫu

Mẫu mối thu được định hình trong cồn 75-800, đánh số tạm thời, ghi chép các đặc điểm quan sát được trong quá trình thu mẫu vào sổ nhật ký. Sau đó, đưa về phòng thí nghiệm của Viện Sinh thái và bảo vệ công trình để làm sạch, thay cồn, ghi nhãn cho mỗi mẫu với đầy đủ các thông tin cần thiết như: ký hiệu mẫu, địa điểm thu, nơi thu mẫu, thời gian thu, tên người thu mẫu, sinh cảnh tại nơi thu mẫu. Mẫu được lưu trữ để phục vụ cho công tác định loại. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các mẫu thu được trước đây tại khu vực phố cổ Hội An, trong bộ sưu tập mẫu mối của Viện sinh thái và Bảo vệ công trình, Viện Khoa học thuỷ lợi Việt Nam.

Dụng cụ để định loại mẫu mối gồm: Kính hiển vi quang học, kính lúp soi nổi, kim phân tích, panh mềm.

2. Phương pháp nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái mối

Các đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài mối được quan sát, nghiên cứu, mô tả, ghi chép tại hiện trường và chụp ảnh.

Các đặc điểm sinh học, sinh thái mối được bổ sung các dẫn liệu thu được từ các tài liệu động vật chí Việt Nam, Trung Quốc...

3. Nghiên cứu phạm vi hoạt động của mối Coptotermes  

Nghiên cứu phạm vi hoạt động của tổ mối bằng phương pháp đánh dấu mối Để đánh dấu các cá thể mối, chúng tôi sử dụng chất đánh dấu là Sudan Red 7B, chất này đã được xác định là không ảnh hưởng đến sinh lý, tập tính của mối (N.Y Su và R. H Scheffrahn, 1988 [63]). Đánh dấu mối bằng cách: pha Sudan red 7B trong axeton theo tỷ lệ 1g/100ml, lắc đều cho đến khi tan hết, tẩm dung dịch trên vào giấy lọc cho tới khi bão hoà, để axeton tự bay hơi hết trong 30 phút. Nuôi mối Coptotermes trong các hộp nuôi, cung cấp thêm nước và độ ẩm cho mối bằng các ống nước có gắn nút bông, cho mối ăn thức ăn bằng giấy lọc đã tẩm chất đánh dấu ở trên. Quan sát sự thay đổi màu sắc của mối thợ, mối lính và mối non cho đến khi cơ thể của chúng bị nhuộm toàn màu đỏ.  

4. Phương pháp xác định mức độ gây hại của mối

+ Công trình bị mức độ mối hại nghiêm trọng là khi công trình bị mối phá hủy khả năng chịu lực của các cấu kiện gỗ chịu lực lớn hơn 10% hoặc có hơn 70% các cấu kiện gỗ trong công trình bị mối hại.

+ Công trình bị mức độ mối hại nặng là khi công trình bị mối hại từ 5 đến 10% các cấu kiện gỗ chịu lực hoặc có từ 50 đến 70% các cấu kiện gỗ trong công trình bị mối hại.

+ Công trình bị mức độ mối hại vừa là khi công trình bị mối hại từ 1 đến 5% các cấu

kiện gỗ chịu lực hoặc có từ 20 đến 50% các cấu kiện gỗ trong công trình bị mối hại.

+ Công trình bị mức độ mối hại nhẹ là khi công trình bị mối hại dưới 1% các cấu kiện gỗ chịu lực hoặc có từ 1 đến 20% các cấu kiện gỗ trong công trình bị mối hại.

5. Phương pháp lựa chọn, đề xuất các biện pháp phòng trừ các loài mối gây hại chính trên khu vực nghiên cứu

Các phương pháp xử lý mối trên thế giới và ở Việt Nam được tìm hiểu qua các tài liệu và qua thực tế sử dụng. Các ưu nhược điểm của các phương pháp xử lý được đánh giá bằng cách quan sát trực tiếp và xử lý thống kê.

6. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu được tính toán và xử lý theo phương pháp thống kế sinh học (Chu Văn Mẫn, 2001). Sử dụng các hàm thống kê t-Test và ÷2-Test trong phần mềm Microsoft Excel để kiểm định độ tin cậy của giá trị thu được.