Phun hóa chất diệt mối, diệt mối giá rẻ tháng 09, 2015

Kiểm soát mối mọt gây hại:

Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới, vì vậy có đặc điểm là nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình trên dưới 27 độ C, đây là điều kiện thuận lợi để cho mối, mọt và các loại côn trùng gây hại phát triển. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu khoa học thì ở Việt Nam có hàng trăm loại mối, mọt và hàng nghìn các loài côn trùng gây hại. Chúng phát triển và hoạt động quanh năm nhưng phát triển và phá hoại mạnh nhất là vào cuối mùa xuân, mùa hè và đầu mùa thu.

>> Dịch vụ diệt mối Thủ Đức, diệt mối giá rẻ

>> Diệt mối Quận 10 cung cấp các dịch vụ diệt mối, diệt côn trùng

>> Giải pháp diệt mối bằng bả sinh học năm 2015

Nguồn thức ăn chủ yếu của mối là Xenlulô và sự hoạt động mạnh mẽ của chúng làm xuống cấp công trình, phá hủy tài liệu, phá hoại các thiết bị máy tính điện tử, làm chập hệ thống điện do đắp đất và cắn…làm mục rỗng nền móng các công trình, gây thiệt hại chưa thể thống kê hết được.

Phương án phòng trừ mối mọt: Thực hiện định kỳ 1 lần / quý, cho toàn bộ bên trong và bên ngoài tòa nhà.

Nội dung công việc thực hiện diệt mối:

  • Kiểm tra, kiểm soát tổng thể các khu vực của tòa nhà bằng cách phun thuốc phòng chống mối cho toàn bộ chân tường, chân cột các tầng hầm và tầng trệt của tòa nhà.
  • Diệt mối bằng phương pháp hóa sinh cho các khu vực bị mối gỗ ẩm gây hại (nếu có).
  • Dùng thuốc diệt mối đất cho các khu vực bị mối đất gây hại (nếu có).
  • Đặt các hộp nhử mối cho các khu vực có nguy cơ bị mối cao để phát hiện và kiểm soát mối kịp thời.

Các loại thuốc trừ mối mọt được sử dụng: Tất cả các loại thuốc đều có đăng ký và có giấy chứng nhận của Bộ y tế là không gây ảnh hưởng đến môi trường và không gây hại đến sức khỏe con người.

STT
Tên thương mại
Tên hoạt chất
Tổ chức đăng ký
1
PMC 90 bột
Na2SiF6 50% + HBO3 10% + CuSO4 30%
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
2
Mapsedan 48EC
Chlopyrifos 500g/lít
Mappacific
3
Agenda
Fifronil
Bayer
4
Hộp nhử mối
Gỗ thông+Chất dẫn dụ
Đức, Ý

Phun khử trùng diệt khuẩn và phòng chống dịch bệnh:

Ruồi, muỗi, kiến, gián là loài côn trùng luôn mang theo phiền phức cho con người, không những vậy chúng còn mang theo những vi trùng, vi khuẩn từ những nơi kém vệ sinh nhất tới nguồn thức ăn của con người. Từ những nguyên nhân trên nên côn trùng ruồi, muỗi, kiến, gián có thể gây ra ngộ độc thức ăn, tiêu chảy, kiết lị, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt vàng da…Riêng với loài gián còn gây ra mùi hôi tại những khu vực bị chúng tấn công. 

Phương thức xử lý diệt mối:

  • Phương pháp vật lý: Dùng lưới nhỏ để hạn chế sự xâm nhập của côn trùng. Dùng đèn chuyên dụng để xua đuổi chúng.
  • Phương pháp hóa học: Phun hóa chất định kỳ để diệt côn trùng và các vectơ truyền bệnh, thời gian phun tốt nhất là vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Các diện tích cần phun bao gồm: Tường, các khoảng sân, khoảng trống, các tường phía ngoài bao quanh, góc tối, góc khuất diện tích cần xử lý, các rèm cửa, quần áo nơi muỗi có thể trú ngụ; các nắp cống rãnh nơi trú ẩn của bọ gậy... Độ cao: phun từ 2m trở xuống.
  • Phun hóa chất dạng sương: áp dụng cho khu vực xử lý bên trong nhà.
  • Phun hóa chất dạng khói: phun hóa chất vào hệ thống cống, nơi cây cối nhiều…để tiêu diệt lập tức côn trùng đang có mặt (áp dụng cho bên ngoài).

 ** Đề xuất thực hiện định kỳ 2 lần / năm cho khu vực dùng chung bên trong và bên ngoài sân và hầm của tòa nhà.