Phương pháp phòng mối áp dụng ở Việt Nam và Thế giới

Với những hạn chế về thị trường thuốc cũng như từ thực tế điều kiện nghiên cứu ở nước ta, việc quan tâm một cách sát sao từng bước tiến của thị trường thuốc phòng trừ mối, cũng như các kết quả nghiên cứu mới nhất về thuốc phòng trừ mối trên thế giới là rất cần thiết.

Điều này giúp chúng ta có thể nắm rõ được ưu nhược điểm của từng loại thuốc, từ đó có chiến lược nhập loại thuốc nào sử dụng phù hợp ở nước ta. Đồng thời, qua việc nắm bắt các thông tin mới nhất về kết quả nghiên cứu các loại thuốc phòng trừ mối mới, chúng ta có thể đi tắt đón đầu, định hướng cho các nghiên cứu trong nước. Từ đó có thể tự sản xuất hoặc sớm sử dụng được các loại thuốc phòng trừ mối có hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường, gây hại cho người và sinh vật khác.

Các hướng nghiên cứu về phương pháp phòng trừ mối chủ yếu gồm 3 hướng sau: hướng nghiên cứu sử dụng hóa chất diệt mối; hướng nghiên cứu phòng trừ mối bằng biện pháp sinh học và hướng nghiên cứu sử dụng các phương pháp và thiết bị điện tử. Trong báo cáo này chúng tôi cũng xin được trình bày một số kết quả nghiên cứu mới phương pháp phòng trừ mối trên thế giới đang được quan tâm chú ý từ 3 hướng trên

1. HƯỚNG NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỪ MỐI BẰNG CÁCH SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ

Ở hướng nghiên cứu này đã có một loạt các công bố đã được cấp bằng sáng chế. Chúng tập trung vào việc nghiên cứu sử dụng các biện pháp và thiết bị điện tử để bảo vệ các công trình tự nhiên hay công trình nhân tạo khỏi sự phá hại của các đàn mối qua việc kiểm soát số lượng và hoạt động của chúng.

Có một số lượng khá lớn các công nghệ chú trọng vào việc sử dụng sóng điện từ để kiểm soát hoạt động, sự di chuyển và số lượng cá thể của đàn mối. Ví dụ như ở phát kiến 5473386 của Liu mô tả phương pháp xử lý côn trùng từ các “khu vực ngầm” bằng cách cảm ứng một trường điện từ để tạo ra các xung vật lý, hay ở phát kiến 5442876 của Pederson trình bày phương pháp xử lý mối bằng cách tạo nhiệt làm nóng các khu vực có mối sinh sống bằng năng lượng vừa phải của sóng điện từ. Ở phát kiến 5210719 của Lawrence mô tả một phương pháp và thiết bị sử dụng tần số quét để diệt mối, thiết bị là một dụng cụ tạo ra nguồn điện cao thế kết hợp với thiết bị truyền năng lượng điện tử để xử lý mối….

Ứng dụng năng lượng sóng siêu âm cũng đã được nghiên cứu trong xử lý mối: ví dụ như phát kiến số 5575,106 do Martin và cộng sự mô tả là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để diệt quần thể mối, phát kiến số 5.896.696 của Stockes và cộng sự cũng sử dụng một phương pháp và thiết bị tạo ra năng lượng có có độ dài bước sóng đặc biệt với mục đích tác động trực tiếp lên hệ thần kinh của các côn trùng nhỏ. Phát kiến của Amburgey và cộng sự số 6837001 miêu tả cách hấp dẫn mối với một sóng radio có tần số bước sóng nằm trong khoảng 1-100megahertz với cường độ 1-100Kw.

Một phát kiến gần đây nhất cũng theo hướng này là phát kiến số WO 2007/037899 của Ragon và cộng sự. Họ sử dụng một nguồn điện tử có tần số nhỏ hơn 4000 Hz với một cường độ 1miliwat -1 kw như là một nguồn hấp dẫn mối. Nguồn điện tử bao gồm một điện thế và một an ten gắn lên hoặc gần kề với chất hấp dẫn mối. Nguồn điện từ có tần số 1-4000Hz có thể được phát ra bởi một oscillator và một anten. Tùy thuộc vào phạm vị vùng cần được bảo vệ, mà cường độ nguồn điện của đầu ra có thể chạy từ 1mmw đến 1kw. (chi tiết của phát kiến này có thể tham khảo từ tài liệu “Termite aontrol methods and apparatus”)

2. PHÒNG TRỪ MỐI BẰNG BIỆN PHÁP SINH HỌC

Đây là một hướng nghiên cứu đang rất được chú ý trong những năm gần đây khi mà vấn đề về an toàn môi trường đang được đặt lên hàng đầu. Trong hướng nghiên cứu này, lại được chia ra thành các nhánh như: sử dụng vật săn mồi, vật ký sinh và sinh vật gây bệnh.

1. Phương pháp sử dụng động vật săn mồi Trong các sinh vật được coi là thiên địch của mối thì từ lâu kiến đã là một đối tượng được đặc biệt chú ý. Phần lớn các nghiên cứu đều tập chung vào tìm hiểu xem loài kiến

2. Phương pháp sử dụng vật ký sinh

3. Phương pháp sử dụng các sinh vật gây bệnh Đây được xem là một hướng có tiềm năng nhất trong các phương pháp phòng trừ mối bằng biện pháp sinh học, rất nhiều các kết quả nghiên cứu đã không chỉ dừng lại ở trong phòng thí nghiệm mà đã được áp dụng ngoài hiện trường. Các đối tượng được đặc biệt chú ý trong hướng nghiên cứu này như là: nấm, giun tròn, vi khuẩn, vi rus…