Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu - côn trùng xã hội

Loài mối có khả năng tìm mỏ vàng

Theo bài báo trên tạp chí National Geographic của Mỹ, thật khó để xác định vị trí của mỏ vàng, tuy nhiên đàn mối thường đào sâu đến các địa điểm của mỏ vàng và đùn lớp đất có lẫn những mẫu vàng nhỏ lên trên tạo thành những ụ đất lớn trên mặt đất.

Các nhà khoa học vừa nghiên cứu được loài mối có khả năng dò tìm vàng dưới lòng đất.

Nhà côn trùng học và các đồng nghiệp nghiên cứu khoa học và công nghệ liên bang Úc đã tiến hành thí ngiệm 1 mỏ vàng ở miền tây nước Úc, nơi các mối tập trung xây ụ đất làm nơi sinh sống. Họ sử dụng máy khối khổ thiết bị phân tích thành phần hóa học của phân tử, để phân tích các mẫu vật liệu làm tổ mối tại địa điểm trên. Các nhà khoa học chứng minh rằng mối tích lũy kim loại trong cơ thể và mang chúng từ dưới lòng đất lên trong quá trình xây dựng ụ đất.

Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu

Mối, tên khoa học Isoptera, là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có "tính xã hội" cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất.

Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu, theo đàn. Trên thế giới có hơn 2700 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà, mối đất cánh đen.

Chúng khác nhau về cấu trúc tổ (có loài làm tổ nổi trên mặt đất, có loài làm tổ chìm, có loài làm tổ trên cây), đặc điểm dinh dưỡng (có loài chuyên ăn gỗ khô, có loài chuyên ăn gỗ ẩm, có loài chuyên ăn mùn), có loài đắp đường mui, có loài không đắp đường mui khi đi kiếm ăn, có loài ăn bên ngoài có loài chuyên ăn bên trong gỗ….

Mối là côn trùng xã hội.

Mỗi đối tượng; nhà cửa, kho tàng; đê đập và cây… bị các loài mối gây hại ở mức độ khác nhau. Riêng với nhà cửa, kho tàng ở nước ta thì mức độ gây hại nghiêm trọng nhất thuộc về các loài mối thuộc giống coptotermes (còn gọi là mối gỗ ẩm), tiếp theo là các loài thuộc nhóm mối đất, tập trung trong 2 giống Odontotermes và Macrotermes, cuối cùng là nhóm mối gỗ khô, thuộc giống Cryptotermes.

Mối có thể gây hại gì cho chúng ta?

Mối là nhóm côn trùng chuyên dinh dưỡng trên các nguồn thức ăn có chứa cellulose. Chúng có các đặc điểm chung sau đây: Hàm của mối thợ (mối đi kiếm ăn) là hàm nhai nghiền nên chúng có thể gặm được các loại gỗ cứng, kể cả lim, chúng cũng có thể cắn phá được cả những vật liệu bằng plastic. Khi đi kiếm ăn chúng thường đắp đất tạo thành lớp bảo vệ ở nơi kiếm ăn. Một số loài có khả năng khoét đất tạo khoang rỗng trong lòng đất. Tác hại của chúng đối với các đối tượng kinh tế chủ yếu là:

Phá huỷ các đồ vật và các cấu kiện gỗ trong công trình.

Phá huỷ hệ thống cáp điện ngầm và các thiết bị điện tử.

Gây sụt lún cho nền móng công trình.

Mối gây gãy, đổ, chết cây trồng.

Tại sao gọi mối là côn trùng xã hội

Mỗi nhóm cá thể đóng vai trò riêng biệt. Đàn mối chỉ tồn tại khi có đủ các nhóm này, mỗi nhóm là mỗi đẳng cấp có chức năng riêng như xã hội con người.

Trái đất nóng lên một phần do tác động của mối

Trong một nghiên cứu mới đây, Tiến sĩ Scotter Terner, Đại học Pullic Syracuse, New York đã đưa ra giả thuyết cho rằng trong quá trình ăn, cơ thể của loài mối chuyển đổi thức ăn được hấp thụ thành CO2 và khí mêtan. Đây là hai loại khí chính gây ra hiệu ứng nhà kính ngày nay.

Nghiên cứu này được Viện Quan sát Địa cầu (The Earth Watch Institution) tài trợ.